Điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Quy Nhơn bình Định?
Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì được quyền xuất nhập khẩu mặt hàng đó.
Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, bạn phải lưu ý trong ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP tại mục CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ THUẾ có cho chọn XUẤT NHẬP KHẨU, bạn ghi CÓ nhé.
Mặt khác, khi xuất nhập khẩu hàng hóa thì bạn phải đảm bảo không XNK các mặt hàng bị cấm, đảm bảo đầy đủ chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng như nhứng nhận vệ sinh, kiểm dịch…. Đối với một số mặt hàng cụ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung quy định trong Luật để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ các điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu nhé
Căn cứ pháp lý:
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Thông tư số Số: 08/2013/TT-BCT quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Giải quyết vấn đề:
Đối với thương nhân (doanh nghiệp trong nước)
Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 3: Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:
Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định này quy định:
“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.”
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định này quy định:
“1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Phụ lục II.”
Như vậy thương nhân khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa không cần phải đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên cũng theo Nghị định này nếu hàng hóa bạn muốn nhập khẩu thuộc vào danh mục hàng hóa cần xin giấy phép thì phải xin cấp giấy phép.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo khoản 2 Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:
Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
Theo quy định tại thông tư số Số: 08/2013/TT-BCT quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:
“Điều 2. Phạm vi thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.”
Tóm lại nếu là doanh nghiệp trong nước thì không cần phải đăng ký ngành, nghề xuât, nhập khẩu trên giấy phép kinh doanh, nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký ngành, nghề xuất, nhập khẩu trên giấy phép kinh doanh.
Mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Thông tin đăng ký thuế:
STT
|
Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
|
1
|
Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng (nếu có):
Họ và tên Giám đốc: ………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………….
Họ và tên Kế toán trưởng: ………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………..
|
2
|
Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………
Xã/Phường/Thị trấn: ………………………………………………….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………
Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………..
Quốc gia: ……………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………….Fax: …………………………..
Email: …………………………………………………………………
|
3
|
Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp doanh nghiệp dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): …../…../…….
|
4
|
Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Hạch toán độc lập
|
|
Hạch toán phụ thuộc
|
| |